Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ

http://dongkhiettam.com


Bài 2: Hậu đại dịch Covid-19: Cơ hội để xếp đặt trật tự cuộc sống chúng ta

Đối với nhiều người, thời gian lạ thường của việc ở nhà do đại dịch này đã là thời gian khám phá lại lời cầu nguyện. Người ta tự hỏi nếu giảm cơ hội đi nhà thờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin và đời sống thiêng liêng; nhưng đó cũng có thể là một thời gian mà - như Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ Samaria - chúng ta học cách thờ phượng Chúa trong tinh thần và sự thật ở khắp mọi nơi, ngay cả trong ngôi nhà nơi chúng ta bị buộc phải lưu lại, ngay cả khi không hoạt động bên ngoài.
Bài 2: Hậu đại dịch Covid-19: Cơ hội để xếp đặt trật tự cuộc sống chúng ta
NHÌN XA HƠN CUỘC KHỦNG HOẢNG COVID-19
Bài số 2: CƠ HỘI ĐỂ XẾP ĐẶT TRẬT TỰ CUỘC SỐNG CHÚNG TA

Federico Lombardi, S.J.
Lm. Phaolô Nguyễn Thanh Tuấn dịch từ vaticannews.va/it


WHĐ, 07-05-2020 - Bài viết mới của cha Federico Lombardi hướng cái nhìn về tương lai đang chờ đợi chúng ta: Thời gian dành cho Chúa, được tái khám phá trong tình trạng nguy cấp là nguồn ý nghĩa cho sự hiện hữu còn lại của chúng ta.

Một trong những quan sát đầu tiên mà Đức Giáo hoàng Phanxicô đưa ra trong Thông điệp Laudato sì là nhìn đến «những gì đang xảy ra trong ngôi nhà chúng ta» liên quan đến «sự nhanh hóa», nghĩa là sự tăng tốc liên tục của những thay đổi nơi nhân loại và hành tinh, đi cùng với sự tăng cường của nhịp sống và công việc. Ghi nhận rằng tốc độ này trái ngược với nhịp tự nhiên của tiến hóa sinh học và tự hỏi liệu các mục tiêu của những thay đổi có hướng đến lợi ích chung và sự phát triển nhân bản, toàn diện và bền vững.

Tất cả chúng ta đã đến một độ tuổi nhất định, nhìn vào quãng đời ngắn ngủi của cuộc đời, đã nhiều lần nhận thấy số lượng của những thứ mà chúng ta thấy hoàn toàn thay đổi, và thường sau một chu kỳ ngắn chúng lại tiếp tục đổi thay. May mắn thay, nhiều thứ đã biến chuyển tốt hơn, như điều kiện sống của nhiều người nghèo, của khả năng điều trị và phẫu thuật, của sự tự do di chuyển, của giáo dục, thông tin và truyền thông. Trong khi đó, sự lỗi thời nhanh chóng của nhiều hàng hóa đã vượt xa những gì cần thiết, chỉ để thúc đẩy sự phát triển kinh tế và lợi nhuận của một số lĩnh vực nhất định, sự quảng cáo thúc đẩy cách ám ảnh những mong muốn điều mới lạ cách thừa thải, tạo ra sự lệ thuộc tưởng như là cần thiết vào phát minh mới nhất, sản phẩm mới nhất... Vì thế trong nhiều lĩnh vực, việc tăng tốc của những thay đổi có nguy cơ tự nó trở nên sự kết thúc, một sự nô lệ hơn là một sự phát triển. Dường như nó đã đi theo con đường của nhịp điệu không vững bền, sớm muộn gì cũng sẽ bị phá vỡ, như những thảm họa môi trường nghiêm trọng nhất mà chúng ta thấy.

Về phần mình, nhiều người tích cực, hòa mình tốt vào vận hành của thế giới hiện đại trong các vai trò liên quan, họ dấn thân mạnh mẽ vào nhịp điệu của các hoạt động, nếu không nói là đầy cuồng nhiệt. Ban đầu, họ thường tham gia với niềm đam mê và sở thích, nhưng sau đó họ nhận ra mình phải trả giá rất đắt cho những mối tương quan con người và gia đình, của những tình thương yêu, của sự quân bình tổng thể nơi tính cách bản thân.

Giờ đây, cuộc chạy đua xem ra ngày càng tăng tốc này đã phải gánh chịu một cú sốc ghê gớm. Các chỉ số của hoạt động kinh tế bị đảo lộn, các chương trình hội họp của chúng ta đã bị thay đổi, các cuộc hẹn và các chuyến đi bị hủy bỏ. Đối với nhiều người, thời gian như trở nên trống rỗng và họ bị mất phương hướng.

Rồi... thời gian... Làm thế nào để sống với nó? Cuối cùng điều gì hữu ích? Có thời gian hoạt động, nhưng cũng có thời gian chờ đợi đầy niềm vui, thời gian được ở bên nhau và yêu thương nhau, thời gian chiêm ngắm vẻ đẹp, thời gian của những đêm dài không ngủ, chờ đợi trong đau khổ... Cũng có khả năng lãng phí nhiều thời gian một cách không cần thiết, trở nên buồn bã với cảm giác vô dụng và trống rỗng. Cũng có thời gian để ở bên chính mình... Có phải cũng có thời gian ở lại bên Chúa? Khi chúng ta tràn đầy sức sống, chúng ta thường đẩy Ngài ra bên lề của cuộc sống, để mà chúng ta có thể tìm thấy vô số thứ phải làm trước, những điều có vẻ khẩn cấp hoặc ưa thích hơn, trong khi thời gian ở trước mặt Chúa có thể bị hoãn lại.

Đối với nhiều người, thời gian lạ thường của việc ở nhà do đại dịch này đã là thời gian khám phá lại lời cầu nguyện. Người ta tự hỏi nếu giảm cơ hội đi nhà thờ sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến đức tin và đời sống thiêng liêng; nhưng đó cũng có thể là một thời gian mà - như Chúa Giêsu đã nói với người phụ nữ Samaria - chúng ta học cách thờ phượng Chúa trong tinh thần và sự thật ở khắp mọi nơi, ngay cả trong ngôi nhà nơi chúng ta bị buộc phải lưu lại, ngay cả khi không hoạt động bên ngoài. Chúa Giêsu nói thêm rằng Thần Khí thổi bất cứ ở đâu và nơi mà Ngài muốn, nhưng không loại trừ rằng ngay cả chúng ta cũng có thể trao tặng những cơ hội và cách thế cho Ngài, giúp nhau với hàng ngàn cách thế để duy trì sống động sự hiện diện của Thiên Chúa nơi tầm nhìn của thời đại chúng ta, với chứng tá, lời nói, sự gần gũi trong đức ái.

Thời gian dành cho Chúa có vẻ bên lề trong ngày sống, nhưng trong thực tế, từ nơi đó có thể vọt lên nguồn mạch về ý nghĩa và trật tự cho tất cả phần còn lại của cuộc sống chúng ta dưới ánh sáng Tin Mừng. Điều gì đã là tốt đẹp trong những ngày sống của tôi, trong ngày hôm nay của tôi? Với tinh thần nào tôi đã sống mối tương quan của tôi với những người được giao phó cho tôi hoặc người tôi đã gặp gỡ? Tất cả chúng ta đã nghe nói tới việc «Xét mình» bằng việc đặt mình trước Chúa và nhờ đó xếp đặt lại trật tự cuộc sống của chúng ta. Nhưng nhiều lần chúng ta đã quên nó. Đại dịch vốn đã làm đảo lộn nhịp sống của chúng ta, nhưng chẳng phải đó là cơ hội bất ngờ để sắp xếp lại chúng trong cách thế mà mục đích và ý nghĩa của chúng được tìm thấy đó sao? Điều này chỉ dành cho chúng ta hay còn cho cả cộng đồng nhân loại?./.

Các bạn có thể đọc thêm bài đã viết trong loạt bài "Nhìn xa hơn cuộc khủng hoảng covid-19" của cha Federico Lombardi theo link sau:

Bài 1: Chúng ta sẽ gặp lại nhau với cái nhìn nào?

 

Nguồn tin: www.hdgmvietnam.com:

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây