Du lịch công bằng hơn
Trước hết, du lịch phải công bằng hơn. Đức Hồng Y nói: “Là một ngành kinh tế thực sự, du lịch phải được thực hiện theo nguyên tắc công bằng và chuyển đổi xã hội. Điều này xảy ra khi các quyền của người lao động được tôn trọng ở mọi cấp và mọi quốc gia. Và là một hoạt động thư giãn và giải trí, du lịch phải được thực hiện với sự tôn trọng đầy đủ các quyền cơ bản và nhân phẩm. Công lý cũng là sự chia sẻ lợi nhuận một cách công bằng, đặc biệt đối với các nhóm dân cư và khu vực địa lý đang có các cuộc khủng hoảng”.
Du lịch bền vững hơn
Về du lịch bền vững, theo Tổng trưởng Bộ Phục vụ và Phát triển Con người Toàn diện, du lịch bền vững không chỉ được đo ở khía cạnh ô nhiễm, nhưng còn ở tác động đến đa dạng sinh học của các hệ sinh thái tự nhiên và xã hội. Cần có sự nhạy cảm để mở rộng các hoạt động bảo vệ các hệ sinh thái một cách cụ thể, để đảm bảo một lượng khách du lịch qua lại hài hòa trong những môi trường không thuộc về họ, cũng như không thuộc về một thế hệ duy nhất. Mặt khác, ở viễn tượng trung hạn, biến đổi khí hậu có thể ảnh hưởng tiêu cực đến sự lôi cuốn của nhiều điểm đến truyền thống, các khu vực kinh tế còn yếu kém. Do đó, việc bảo vệ đa dạng sinh học và kinh ngạc trước những kỳ quan của thụ tạo phải cùng tồn tại trong du lịch “được suy nghĩ lại”.
Một du lịch toàn diện
Sứ điệp tiếp tục nhấn mạnh đến điểm tiếp theo, tính bền vững của du lịch. Theo đó, một du lịch toàn diện là có cái nhìn toàn diện về con người. Điều này phải trở thành một cách sống và hành động. Nghĩa là với đôi mắt mở ra với thế giới, với đôi tay nắm chặt tay người khác, với con tim cảm thông với những yếu đuối của anh chị em. Đức Hồng Y viết: “Chỉ bằng cách này chúng ta mới có thể gặp được một nền văn hóa khác, yêu cầu kể lại lịch sử và khám phá những giá trị sâu sắc mà văn hoá đó lưu giữ”.
Du lịch để vun trồng hy vọng
Ở điểm cuối cùng, du lịch để vun trồng hy vọng, Đức Hồng Y giải thích rằng Giáo hội Công giáo rất quan tâm đến việc thúc đẩy tầm nhìn đổi mới này về du lịch, nhằm mục đích phát triển toàn diện con người.
Ngài cho biết những triển vọng trên sẽ là chủ đề được suy tư nhiều hơn trong quá trình làm việc của Đại hội Thế giới lần thứ VIII về Chăm sóc Mục vụ Du lịch, sẽ diễn ra tại Santiago de Compostela từ ngày 5 đến 8/10/2022, với chủ đề: “Du lịch và hành hương: những con đường hy vọng”.
Đức Hồng Y Tổng trưởng kết luận: “Chúng tôi hy vọng vào sự sống động của ngành, cho tất cả những người có liên quan và cho những người có trách nhiệm với ngành này. Thực hiện những lời của Đức Thánh Cha, chúng tôi khuyến khích mọi người ‘hãy giữ ngọn đuốc hy vọng’ và ‘làm mọi thứ có thể để mọi người lấy lại sức mạnh và sự chắc chắn để nhìn về tương lai với một tâm hồn rộng mở, một trái tim tin tưởng và có tầm nhìn xa’”.
Nguồn tin: www.vaticannews.va
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn