Giữ mình có khó không? (Bs. Nguyễn Lan Hải)

Thứ năm - 02/04/2020 04:19
Bởi thế, vì tình yêu, người ta giữ được lời thề "giữ trọn vẹn và trọn đời sự vẹn sạch dành cho đối tượng của mình". Khi không có một tình yêu đủ lớn, người ta sẽ tìm đến các tình yêu nhỏ hơn thậm chí góp nhặt những “mảnh vụn tình” để lấp đầy nỗi thiếu hụt trong lòng mình.

Thì ra giữ mình là có 1 tình yêu duy nhất và yêu thật mãnh liệt.

GIỮ MÌNH CÓ KHÓ KHÔNG?

Cách đây khoảng hai chục năm, Đức cha Anphongxo Nguyễn Hữu Long (Giám mục Giáo phận Vinh) là linh mục chính xứ giáo xứ Trà Kiệu thuộc Giáo phận Đà Nẵng.

Một bữa nọ, khi thánh lễ đã tan, mọi người ra về hết còn lại mình cha xứ đi đóng các cánh cửa nhà thờ. “Chào anh, tôi vào xem bên trong được không?” - một người đàn ông lạ mặt tiến lại gần hỏi thăm. Cha liền khoan đóng cửa, để khách đi một vòng ngắm nhìn kiến trúc bên trong nhà thờ và trả lời những câu hỏi của anh về ý nghĩa những bức tranh kính màu trên cao.

Lúc ra cửa, anh ta nhìn bộ “đầm đen”?có hàng khuy cài phía trước của cha rồi hỏi: “Anh làm nghề gì?”, “Tôi làm linh mục quản xứ ở nhà thờ này”, vị khách ngạc nhiên: “Linh mục á? Thế anh có vợ chưa?”. Sau khi biết cha và các linh mục tu sĩ Công giáo cam kết sống độc thân suốt đời, anh ngờ vực: “Nói thế chứ, làm sao có thể chịu đựng được? Đây là bản tính tự nhiên của con người mà!”?. Đúng lúc ấy, giọng đọc kinh của các nữ tu ở cộng đoàn cạnh nhà xứ vang lên, anh lại thắc mắc tiếp và lần này thì đoán ngay rằng “Chắc là họ cũng… độc thân? Chậc, liệu có thật thế không nhỉ?”?

Không nhắc đến các tư tưởng thần học cao siêu, cha Long đơn sơ kể: Nhà tôi nuôi con mèo với con chuột từ lúc chúng còn nhỏ, cùng ăn cùng ngủ cùng chơi với nhau suốt. Hai con quanh quẩn đùa giỡn bên nhau, có khi con chuột còn lấy cái đuôi chọc vào mũi con mèo?, con mèo lại nhảy lên vờn cái tai con chuột, nó chẳng có ý ăn thịt con chuột mà con chuột cũng chẳng việc gì phải sợ mèo. Nhưng một khi mèo đã ăn 1 con chuột rồi, nếm mùi thịt chuột rồi, quen miệng rồi thì chắc chắn nó sẽ tìm bắt con chuột thứ hai, thứ ba,… để đánh chén. Giữ mình là một thói quen, chúng tôi đã quen với nếp sống khiết tịnh này.

Anh kia à lên đồng tình: Đúng đúng, tôi là thủy thủ tàu viễn dương, mỗi khi tàu cặp cảng là y như rằng có những chiếc thuyền con ghé vào mạn tàu cho mấy cô gái ‘bán đủ thứ’ lên boong, mỗi thuyền viên kéo một cô vào buồng mình, có khi mấy anh xài chung một cô. Chuyện “xả hơi” này diễn ra bình thường đến trở thành thói quen, chẳng anh nào coi đó là xấu, mà cũng chẳng ai để lọt đến tai vợ con ở nhà. Nhưng tôi thì không tham gia, tôi lên bờ đi loanh quanh và chỉ dành điều đó cho một mình vợ tôi thôi.

☘️
Lại nhớ câu chuyện làng báo, vào đúng thời mà thế giới rộ lên những nghi án “linh mục đồng tính”, “linh mục ấu dâm”, dàn phóng viên vây quanh phỏng vấn một Đức Hồng y nước ngoài: “Linh mục tu sĩ Công giáo giữ đức khiết tịnh có khó không?”, ngài đáp lại rất dí dỏm: “Người đàn ông có gia đình giữ mình trước các cám dỗ dục tình khó khăn như thế nào thì bậc tu trì cũng khó khăn như thế đó. Có khác chăng, với người tu, tất cả phụ nữ trên đời này đều là ‘trái cấm’. Còn với đàn ông đã kết hôn, tất cả phụ nữ trên đời này cũng đều là ‘trái cấm’, trừ vợ của anh ta!”.
Cánh phóng viên rất thích thú, thấy hai thế giới bỗng trở nên gần gũi, ừ, nếu đã là người đàng hoàng tử tế, giữ mình trung thành với cam kết tình yêu thì khó khăn như nhau cả thôi và đều có đủ sức để vượt qua cám dỗ.

☘️
Lý giải hiện tượng này, một nhóm nghiên cứu tiến hành thí nghiệm, nhốt chuột trong lồng và lần lượt cho tiếp xúc với các nguồn kích thích:
1. Bỏ đói nó rồi cho thức ăn: con chuột lao đến tìm mồi nhưng va phải tấm kính trong suốt ngăn cách, nó lại bật dậy lao sang. Sau vài lần nó thôi không cố gắng nữa.
2. Cho gặp con đực vào đúng chu kỳ động dục: con chuột lao sang còn mạnh hơn khi thấy miếng ăn, bị va vào kính đến nỗi mõm tóe máu mới chịu gục xuống bất lực.
3. Cách ly chuột mẹ đang nuôi con rồi cho nó nghe thấy tiếng kêu của bầy chuột con: chuột mẹ lao về phía con, bị va vào tấm kính ngã vật ra, nó lại nhỏm dậy lao sang, lao sang, lao sang,… cho đến kiệt sức và chết.

Các nhà khoa học cho rằng: Cơn đói, bản năng truyền giống có thể tạo ra kích thích mãnh liệt ở chuột khiến nó vượt các trở ngại để thõa mãn nhu cầu. Nhưng “tình mẫu tử” mới là thứ thúc đẩy mạnh nhất khiến nó bất chấp mọi thứ, kể cả mất mạng.

Bởi thế, vì tình yêu, người ta giữ được lời thề "giữ trọn vẹn và trọn đời sự vẹn sạch dành cho đối tượng của mình". Khi không có một tình yêu đủ lớn, người ta sẽ tìm đến các tình yêu nhỏ hơn thậm chí góp nhặt những “mảnh vụn tình” để lấp đầy nỗi thiếu hụt trong lòng mình.

Thì ra giữ mình là có 1 tình yêu duy nhất và yêu thật mãnh liệt.❤️

 

banbe

Nguồn: Facebook Bs Nguyễn Lan Hải.

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây