Cô bé 12 tuổi và bài phát biểu cảm động về vấn đề phá thai

Thứ sáu - 05/07/2024 22:04
Năm 2009, cô bé Lia Mills 12 tuổi đã có bài phát biểu cảm động nhưng cũng rất chặt chẽ và thuyết phục trước hơn 12.000 người bên ngoài tòa nhà Quốc hội Canada tại Ottawa về vấn đề nạo phá thai.
Cô bé 12 tuổi và bài phát biểu cảm động về vấn đề phá thai

Bắt nguồn từ cuộc thi hùng biện tại trường học của mình, Lia đã từng bị giáo viên đề nghị thay đổi đề tài vì chủ đề phá thai quá gây tranh cãi. Tuy nhiên Lia vẫn quyết tâm thực hiện bài hùng biện này. Video của em trên youtube đã thu hút được hàng triệu lượt xem, khiến Lia trở nên nổi tiếng trong những người ủng hộ quyền được sống của trẻ em. Có bà mẹ khi đang cân nhắc phá thai sau khi xem video của Lia đã quyết định sinh đứa bé.

Trong sự kiện chống phá thai, bảo vệ sinh mạng của thai nhi năm 2009, Lia được mời tới phát biểu trước hơn 12.000 người lớn tại thủ đô Canada một bài hùng biện đầy sức thuyết phục về niềm tin của mình đối với quyền được sống của một thai nhi.

 

Lia nói:

“Bạn nghĩ sao nếu tôi nói với các bạn rằng, ngay bây giờ, có ai đó đang lựa chọn xem bạn sẽ được sống hay phải chết? Bạn nghĩ sao nếu tôi nói rằng lựa chọn này không dựa trên những gì bạn có hoặc không thể làm, không dựa trên những gì bạn đã làm trong quá khứ hoặc những gì bạn có thể làm trong tương lai? Và bạn nghĩ sao khi tôi nói rằng bạn không thể làm gì trong hoàn cảnh đó?

Thưa các ông, các bà và các nghị sĩ quốc hội, ngay bây giờ có hàng ngàn trẻ em đang ở trong chính hoàn cảnh này. Ai đó đang lựa chọn, thậm chí khi chưa biết gì về chúng, mà quyết định chúng sẽ chết hay sống. Ai đó chính là mẹ chúng. Và lựa chọn ở đây là phá thai.

Mỗi ngày có 115.000 trẻ em bị chết do nạo phá thai. Một trăm mười lăm ngàn. Đó nghĩa là có 5.000 trẻ em chết mỗi giờ. Tất cả những sinh mạng này… biến mất. Tất cả tiềm năng này biến mất. Và tất cả hy vọng về tương lai cũng biến mất.

Tôi biết bây giờ sẽ có bạn nghĩ rằng: “Ồ, đó không phải giết người. Rốt cuộc thì một thai nhi chưa phải là một đứa trẻ, đúng không? Nhưng tại sao chúng ta nghĩ rằng chỉ vì thai nhi không biết nói năng hay làm những gì ta có thể làm, nó không phải là một con người? Từ thai nhi (Fetus) bắt nguồn từ chữ Latin có nghĩa là “người trẻ” hoặc “đứa trẻ nhỏ”. Một số em nhỏ được sinh ra chỉ sau 5 tháng. Em bé này phải chăng không là người sao? Chúng ta sẽ không bao giờ nói như vậy, thế mà người ta vẫn thực hiện phá thai khi thai nhi 5 tháng một cách bình thường. Trên thực tế, ở Canada, người ta có thể phá thai ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Hay chúng ta chỉ gọi chúng là người khi chúng ta mong chờ chúng?

Không, thai nhi cũng là con người, được gắn vào cơ thể mẹ bởi Đấng Tạo hóa vĩ đại, Người biết tên của tất cả chúng.

Có người có thể nói rằng bởi vì không có điều luật nào tại Canada cấm phá thai, nên không sao cả. Và đó không phải là chuyện của chúng ta. Nhưng nếu một hành động là sai trái, nó phải được xem là phi pháp, và nó phải là chuyện của chúng ta. Và hành động cụ thể này,

Luật phá thai đã có một tác động khổng lồ nên xã hội. Mỗi năm, hơn 100.000 ca phá thai xảy ra ở Canada.

Năm 1997, hơn 1 triệu ca phá thai được thực hiện chỉ ở Mỹ. Và chỉ năm ngoái, hơn 42 triệu ca phá thai trên toàn thế giới. Tôi nói rằng đây là một tác động to lớn.

Tôi biết có người sẽ nói rằng người mẹ có quyền phá thai. Sau tất cả, cuộc sống của cô ấy sẽ bị đảo lộn nếu đứa trẻ được sinh ra. Nhưng tôi cũng mong mỏi các bạn suy xét về những quyền của thai nhi mà chưa bao giờ nó được hưởng. Cho dù người mẹ có những quyền gì, nhưng không có nghĩa là chúng ta có thể phủ nhận quyền của thai nhi. Còn về những người nói: người mẹ không nên phải đưa một đứa trẻ tàn tật đến với thế giới thì sao? Điều vô lý đối với tôi là: một mặt chúng ta cung cấp chỗ đậu xe và thang máy đặc biệt dành cho người tàn tật. Chúng ta tài trợ cho những kỳ olympic đặc biệt, và nói về những niềm vui họ mang tới cho chúng ta, và việc họ đã truyền cảm hứng cho chúng ta như thế nào. Nhưng khi phát hiện một phụ nữ đang mang trong mình một đứa trẻ giống như vậy, chúng ta khuyên cô ấy phá thai, mà không quan tâm đến đứa trẻ. Mà không chỉ có trẻ em tàn tật là nạn nhân. Ở Bombay, trong số 8.000 siêu âm thai nhi cho kết quả là bé gái, chỉ có một em được sống. Ở những ca còn lại, người mẹ đã thực hiện quyền của mình. Họ phá thai, giết chết thai nhi.

Nói về lựa chọn của người mẹ, người mẹ có thể đã lựa chọn quan hệ không an toàn lúc ban đầu. Chúng ta phải nhớ rằng quyền lợi và lựa chọn của mình luôn đi kèm với trách nhiệm và ta không thể tước đoạt quyền của người khác chỉ vì muốn chối bỏ trách nhiệm của mình.

Đến lúc này, tôi có thể thấy có người sẽ nêu ra câu hỏi xưa như trái đất. “Thế nếu người mẹ không lựa chọn quan hệ? Nếu cô ấy bị cưỡng bức?” Nhưng ta hãy thử nhìn vào số liệu thực tế tại Mỹ như một ví dụ. Chỉ có 1% tất cả các ca phá thai ở Mỹ thuộc trường hợp này. Nó bao gồm cưỡng hiếp, loạn luân và khi mạng sống của người mẹ gặp nguy hiểm. Chỉ 1%. Nó khó có thể bào chữa cho số lượng phá thai đáng phiền lòng đang xảy ra ngày hôm nay.

Và ai có thể nói phá thai là cách giải thoát dễ dàng? Tôi không nghĩ người ta hiểu được ảnh hưởng của phá thai đối với phụ nữ. Tôi không có thời gian để liệt kê tất cả các tác dụng phụ tiêu cực, nhưng đây là một vài ví dụ về hậu quả lên cơ thể. 48% phụ nữ từng phá thai có biến chứng trong lần mang thai kế tiếp. Một số thậm chí không thể sinh con. Họ cũng phải đối mặt với rủi ro bị ung thư vú cao hơn nếu từng phá thai.  

Nhưng có lẽ tác động tồi tệ nhất là về mặt tinh thần. Những phụ nữ từng phá thai có xu hướng bị xáo trộn cảm xúc hơn và cực đoan đến mức đủ khuyến khích họ tự làm hại chính mình. Ngoài ra, phụ nữ từng phá thai có nguy cơ gặp vấn đề về lạm dụng ma túy và rượu cao hơn gấp 5 lần. 98% phụ nữ từng phá thai nói họ sẽ không khuyên bạn bè làm như vậy. Và 80% nói họ muốn mang thai và sinh ra đứa trẻ nếu có điều kiện tốt hơn và sự ủng hộ nhiều hơn từ người khác.

Phá thai khiến phụ nữ cảm thấy mất phương hướng và mông lung về tương lai. Hơn 1/2  phụ nữ cảm thấy tội lỗi, xấu hổ, buồn rầu, mặc cảm và tự ti sau khi phá thai.

Nó rõ ràng không phải là giải pháp cho tất cả mọi vấn đề như mọi người tưởng.

Tôi đã đọc một câu chuyện trên trang web Focus on the Family. Câu chuyện về một cô gái đã phá thai. Cô viết:

“Tôi đã phá thai ở tuổi 17. Và đó là quyết định tồi tệ nhất mà tôi từng làm. Tôi sẽ không bao giờ khuyên bất cứ ai khác làm như thế bởi vì nó sẽ quay lại ám ảnh bạn. Khi tôi cố gắng có con, tôi đã bị sảy 3 đứa. Điều gì đó đã xảy ra đối với cổ tử cung của tôi trong quá trình phá thai” – Sharon Osborne.

Câu chuyện của cô chỉ là một trong rất nhiều những câu chuyện đau lòng mà ngày nay không còn ai kể nữa, nhưng lại là những câu chuyện mà chúng ta cần phải được nghe.

Cảm ơn các bạn đã tới đây để nghĩ về vấn đề phá thai, để nghĩ về những đứa trẻ chưa được sinh ra và nghĩ về hậu quả của phá thai đối với người mẹ. Nếu hôm nay, các bạn đi về và chỉ nhớ được một điều, hãy nhớ những lời của Horton. Bạn có biết nó không? Nó là con voi đã mạo hiểm mạng sống để cứu sống hạt bụi bé nhỏ đó? Hãy nhớ nó cùng câu nói này:

“Mặc dù bạn không nhìn thấy hay nghe thấy họ một chút nào, một người là một người, cho dù bé nhỏ đến thế nào.”

Cảm ơn.”


Con voi Horton cố gắng cứu những người tí hon sống trên một hạt bụi mà nó tình cờ nghe thấy trong bộ phim hoạt hình Horton Hears a Who năm 2008


Hiện tại đã trưởng thành, Lia vẫn tích cực tham gia vào phong trào bảo vệ sự sống của thai nhi tại Canada. Cô hoạt động thường xuyên trên các mạng xã hội như Facebook, Youtube và viết blog mang tên ProwomanProlife (ủng hộ phụ nữ, ủng hộ sự sống).

Phá thai là một trong những vấn đề gây tranh cãi nhất trong xã hội nhân loại ngày nay. Hầu hết các xã hội truyền thống ngày xưa người ta không phá thai. Người phương Đông coi con cái là phúc lộc trời ban cần trân quý. Gia đình nào nhiều con tức là nhiều phúc trạch, ít con cái hoặc không có con là gia đình vô phúc, tuyệt tự tuyệt tôn. Người phương Tây quan niệm mọi em bé đều là món quà mà Thiên Chúa ban cho họ. Chỉ có ngày nay mới xảy ra chuyện người cha, người mẹ tự nguyệt chết đứa con của mình.

Tại Canada, phá thai hiện đã được hợp pháp hóa ở bất kỳ giai đoạn nào của thai kỳ. Canada là một trong số ít những quốc gia mà phụ nữ có thể phá thai mà không gặp bất cứ trở ngại nào về mặt pháp lý.

Hoa Kỳ cũng đang dần trở thành một quốc gia phóng túng về vấn đề phá thai hơn khi nhiều tiểu bang cánh tả cho phép phụ nữ phá thai ở giai đoạn muộn của thai kỳ. Tổng thống Mỹ Donald Trump đang dẫn đầu nỗ lực hạn chế phá thai và bảo vệ sinh mạng của thai nhi tại Mỹ. 

Trọng Đức

Theo https://trithucvn.net/

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây