Tại buổi gặp gỡ, Đức Tổng Giám mục Vincenzo Zani, Tổng thư ký của Bộ Giáo dục Công giáo đã cám ơn mạng lưới thế giới của Scholas Occurentes. Theo Tổng thư ký, đây đúng là một hiệp ước giáo dục toàn cầu. Một kinh nghiệm đáp ứng nhu cầu và vấn đề mà đại dịch Covid-19 đã chỉ ra.
Tiếp đến, Đức TGM Zani chỉ ra rằng đại dịch Covid-19 đã gây ra các đại dịch khác: đại dịch xã hội và đại dịch kinh tế; nhưng có một đại dịch mà ít được nói đến đó là đại dịch giáo dục, nó rất nghiêm trọng. Như Đức Thánh Cha đã nhắc nhở, yêu cầu của giáo dục là “tâm trí, con tim và đôi bàn tay”. Nhưng đối với giáo dục từ xa, người ta chỉ tập trung vào tâm trí, thiếu con tim và bàn tay. Vì thế, điều quan trọng là phải xây dựng lại hiệp ước giáo dục.
Từ Congo, học giả Lazare Rukundwa Sebitereko chỉ ra rằng, ngày nay, điều cần thiết là chúng ta phải quan tâm đến các hình thức giáo dục khác. Nhưng phải chú ý đến các rủi ro mà các hệ thống giáo dục được giao phó cho công nghệ và kết nối internet, để giáo dục theo hình thức này không trở thành một đặc quyền chỉ dành cho ai đó. Do đó, các hình thức học tập truyền thống phải được xem xét lại.
Từ Argentina, ông Jaime Perchot, thư ký quốc gia về chính sách đại học của Bộ Giáo dục, đã suy tư về những điều đã học được qua đại dịch này. Ông nói: “Thách đố giáo dục của chúng ta là tất cả những gì chúng ta đang làm trong những tháng này trở thành kiến thức, thành một nền giáo dục mới. Chúng ta không trở lại trường với một mô hình cũ đã có vấn đề, trong đó những người nghèo bị loại trừ. Trên thực tế, chúng ta đang xây dựng một ý tưởng: đặt học sinh làm trung tâm. Khi chúng ta trở lại trường, tất cả những điều này phải được đưa vào kinh nghiệm tích lũy của chúng ta”.
Ông Gonzalo Sánchez Terán, giám đốc các khóa học về các trường hợp khẩn cấp và các vấn đề chiến lược trong hỗ trợ nhân đạo, cho hành động nhân đạo quốc tế thuộc Đại học Fordham, Hoa Kỳ, giải thích rằng: Đây không phải là một cuộc khủng hoảng của ngày hôm nay nhưng nó là một cuộc khủng hoảng đã có của ngày hôm qua, với việc một số người đã phải chịu nhiều thiệt thòi hơn những người khác. Giám đốc nhấn mạnh rằng khi đại dịch bắt đầu đã có 260 triệu trẻ em thuộc thành phần người di cư, người tị nạn không thể đến trường; và đối với các em việc trở lại bình thường là quay trở lại với thảm kịch.
Cuối cùng, ông Jose María del Corral, giám đốc của tổ chức Scholas Occceedes và ông Enrique Palmeyro, chủ tịch của tổ chức cảm ơn sự quan tâm và nhiệt tình của các tham dự viên của tất cả các trường đại học, đã tích cực thảo luận cho vấn đề quan trọng này. Cả hai cũng nhắc lại, hai mươi năm trước Đức Bergoglio đã quan sát và nhận thấy rằng hiệp ước giáo dục đã bị phá vỡ; và để thay đổi thế giới chúng ta cần phải bắt đầu lại từ giáo dục. (Osservatore romano 28/5/2020)
Nguồn tin: www.vaticannews.va
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn