Mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin

Chủ nhật - 17/01/2021 20:36
Theo báo cáo hàng năm “Danh sách theo dõi thế giới” năm 2021 của tổ chức phi lợi nhuận Open Doors – Những cánh cửa mở, trong đó liệt kê 50 quốc gia hàng đầu nơi các Ki-tô hữu bị bách hại nhiều nhất vì đức tin của họ, trung bình mỗi ngày có 13 Ki-tô hữu trên thế giới bị sát hại vì đức tin, 12 nhà thờ hay cơ sở Ki-tô giáo bị tấn công, 12 Ki-tô hữu bị bắt hay bị giam tù cách bất công, và 5 người bị bắt cóc.
Các Ki tô hữu Nigeria cầu nguyện cho hòa bình và an ninh ở Nigeria  (AFP or licensors)
Các Ki tô hữu Nigeria cầu nguyện cho hòa bình và an ninh ở Nigeria (AFP or licensors)

 

Hồng Thủy - Vatican News

Tổ chức Open Doors, một tổ chức phi lợi nhuận, ghi lại các cuộc bách hại chống lại Ki-tô hữu, hướng dẫn cầu nguyện và cho các tín hữu bị bắt bớ biết rằng họ không bị lãng quên.

Ki-tô hữu vẫn bước đi và sống đức tin

Khi công bố báo cáo hôm 13/1, ông Davi Curry, Chủ tịch và giám đốc điều hành của phân bộ Hoa Kỳ nói rằng “Con số dân Chúa đang đau khổ dường như có nghĩa là Giáo hội đang chết, các Ki-tô hữu đang giữ im lặng, đang đánh mất đức tin của họ”. Tuy nhiên, đó không phải là những gì đang xảy ra vì các tín hữu vẫn bước đi và sống đức tin.

Con số tín hữu bị bách hại gia tăng

Tại 50 quốc gia đứng đầu danh sách bách hại Ki-tô hữu, có 309 triệu Ki-tô hữu đang sống tại những nơi có mức độ bách hại “dữ dội” hoặc “vô cùng dữ dội”. Con số này tăng 260 triệu so với năm ngoái.

Báo cáo cũng nói rằng có thể thêm vào con số khoảng 31 triệu tín hữu bị bách hại khác tại 24 quốc gia nằm ngoài danh sách 50 nước đứng đầu danh sách, ví dụ như Cuba, Sri Lanka, Các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất. Điều này có nghĩa là trung bình 8 Ki-tô hữu thì có 1 người đang bị bách hại.

Hồi giáo cực đoan

Theo báo cáo, Covid-19 cũng là một chất xúc tác cho sự bách hại tôn giáo thông qua việc phân biệt đối xử trong viện trợ, cưỡng bức cải đạo và là lý do để tăng cường giám sát và kiểm duyệt. Một yếu tố khác thúc đẩy sự đau khổ ngày càng tăng của các Ki-tô hữu là các cuộc tấn công cực đoan hơn trên khắp vùng châu Phi cận Sahara, từ Nigeria và Cameroon đến Burkina Faso, Mali và nhiều hơn thế nữa.

Năm nay, top 10 nước bách hại nhất tương đối không thay đổi. Sau Triều Tiên là Afghanistan, tiếp theo là Somalia, Libya, Pakistan, Eritrea, Yemen, Iran, Nigeria và Ấn Độ.

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây