Toà Thánh kêu gọi tập trung phát triển nông nghiệp bền vững

Thứ hai - 03/04/2023 05:29
Trong cuộc phỏng vấn dành cho báo Quan sát viên Roma của Toà Thánh, Đức ông Fernando Chica Arellano, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh tại Tổ chức Lương Nông của Liên Hiệp Quốc nói rằng, việc đầu cơ lương thực đã đủ rồi, đồng thời kêu gọi tập trung phát triển nông nghiệp bền vững.
Lương thực
Lương thực

 

Ngọc Yến - Vatican News

Phóng viên đặt câu hỏi, đề cập đến số liệu thống kê của UNICEF ngày 30/3, theo đó sau một thập kỷ tiến bộ, tính đến cuối năm 2022, trên thế giới có khoảng 276 triệu người đang ở trong tình trạng mất an ninh lương thực trầm trọng, 828 triệu người suy dinh dưỡng, hơn 50 triệu người có nguy cơ đói, vậy Giáo hội có thể làm gì trước thực trạng này, Đức ông Chica Arellano trả lời: “Tòa Thánh luôn nhắc lại mục tiêu xóa nạn đói trên thế giới, cũng như giá trị đạo đức của lương thực: lương thực liên quan đến sự sống còn của mỗi con người, tham gia vào tính thánh thiêng của sự sống và bảo vệ phẩm giá nội tại của con người. Lương thực còn là kết quả công trình tạo dựng, dấu chỉ cụ thể lòng nhân lành của Thiên Chúa dành cho mọi người”.

Vì thế, theo Đức ông, Toà Thánh liên tục tái khẳng định sự cần thiết phải đảm bảo lương thực cho tất cả mọi người, không bắt lương thực phải tuân theo lý luận thị trường đơn thuần, tập trung vào việc tiếp cận và phân phối lương thực công bằng. Về phần mình, Giáo hội Công giáo thực hiện hành động liên đới và nhân đạo đặc biệt hàng ngày qua các giáo xứ, các phong trào và hiệp hội Công giáo, các tổ chức tôn giáo, các tổ chức bác ái.

Gần đây, Caritas Quốc tế công bố một tài liệu, đề xuất một liên hết rộng lớn hơn nữa giữa nông nghiệp và sản xuất địa phương, và cho rằng đó là một mô hình bền vững. Giải thích về nhận định này, Quan sát viên thường trực của Tòa Thánh nói, lương thực không phải hàng tiêu dùng, nhưng là một biểu hiện của truyền thống, giá trị, tương quan giữa cá nhân với xã hội.

Mô hình bền vững bao hàm việc quản lý tài nguyên dựa trên tính bền vững, công bằng xã hội và quyền tự quyết. Mô hình này hỗ trợ kỹ thuật và sản xuất nông nghiệp địa phương, đồng thời tôn trọng các hệ sinh thái tự nhiên. Mô hình chủ quyền lương thực không phải là tối đa hóa lợi nhuận với sản xuất quy mô lớn, mà là sử dụng các phương pháp bền vững về mặt sinh thái, tôn trọng kiến thức truyền thống và sản xuất địa phương. (Osservatore romano 31/3/2023) 

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây