Ngọc Yến - Vatican News
Diễn đàn được tổ chức trong bốn phiên với các nội dung thảo luận gồm: Cách hỗ trợ tăng trưởng qua thúc đẩy đầu từ, phát triển kinh doanh; Thúc đẩy quản trị tốt và chống tham nhũng để tăng cường phục hồi kinh tế; Thúc đẩy thương mại để hỗ trợ tăng trưởng; Tầm quan trọng của việc phát triển nguồn nhân lực đối với nền kinh tế.
Trong bài phát biểu ngày 14/02, trước hết, đi từ thực tế đại dịch, Đức ông Janusz Urbańczyk khẳng định rằng đại dịch phơi bày những bất bình đẳng và bất công đe doạ hạnh phúc, an toàn và sự sống con người. Như Đức Thánh Cha đã nhiều lần nhấn mạnh rằng “Chúng ta sẽ không thoát ra khỏi cuộc khủng hoảng này như trước. Chúng ta sẽ ra khỏi nó tốt hơn hoặc tệ hơn, và điều này tuỳ thuộc vào sự dấn thân của chúng ta”, vì thế Toà Thánh tin chắc rằng một tương lai tốt đẹp hơn là điều có thể. Nhưng điều này chỉ có thể nếu chúng ta chọn suy nghĩ lại “cuộc sống và các hành động của chúng ta trong tư cách là người”. Và nếu chúng ta đã sẵn sàng thay đổi lối sống hiện nay của chúng ta, thì một trong những thay đổi này phải liên quan đến thái độ đối với niềm kinh tế. Cụ thể, kinh tế phải phục vụ toàn thể các dân tộc và hành tinh.
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh nhấn mạnh: “Đại dịch đã làm cho nền kinh tế toàn cầu suy yếu, và điều này càng làm tỏ lộ sự bất bình đẳng trong các lĩnh vực kinh tế và xã hội. Chúng ta đã có cơ hội để cải thiện và suy nghĩ lại một số cơ cấu của nền kinh tế. Vì thế chúng ta không được bỏ qua cơ hội, nhưng tốt hơn cố gắng tìm ra các giải pháp sáng tạo và đổi mới nhằm cải thiện cuộc sống của mọi người, đặc biệt những người bị gạt ra bên lề xã hội”.
Trong ngày 15/02, Diễn đàn nói về sự phát triển con người. Đức ông Janusz Urbańczyk nhắc đến sứ điệp Ngày Thế giới Hoà bình của Đức Thánh Cha, mô tả công việc như một phương tiện “để thực hiện phẩm giá con người”. Đại diện Toà Thánh khẳng định rằng công việc là một điều kiện thiết yếu để thiết lập hoà bình an toàn và lâu dài. Thực vậy, chúng ta chỉ có thể đạt được an ninh và ổn định lâu dài chỉ khi mọi thành viên của xã hội trong độ tuổi lao động đều có cơ hội làm việc xứng nhân phẩm, đóng góp cho cuộc sống gia đình và xã hội.
Ở điểm này, theo Đức ông, các chính phủ và xã hội dân sự phải cùng cam kết để người di cư và tị nạn được hoà nhập vào xã hội và kinh tế, đồng thời nhìn nhận tiềm năng của họ để thúc đẩy một sự tăng trưởng bền vững và bao gồm.
Quan sát viên Thường trực của Tòa Thánh kết luận: “Đặt con người vào trung tâm của quá trình kinh tế, thì nhân phẩm và xã hội sẽ phát triển”.
Nguồn tin: www.vaticannews.va
Ý kiến bạn đọc
Những tin mới hơn
Những tin cũ hơn