Linh mục Tito Brandsma, bị giết trong trại tập trung của Đức quốc xã sắp được phong thánh

Thứ bảy - 27/11/2021 03:35
Ngày 25/11/2021 Đức Thánh Cha đã cho phép Bộ Phong thánh công bố sắc lệnh nhìn nhận phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước Tito Brandsma, linh mục bị sát hại vì “sự thù ghét đức tin” trong trại tập trung Dachau của Đức Quốc xã vào năm 1942.
Chân phước Tito Brandsma
Chân phước Tito Brandsma

Hồng Thủy - Vatican News

Chân phước linh mục Tito Brandsma thuộc dòng Cát Minh, sinh năm 1881. Cha là một nhà thần học, nhà báo và tác giả người Hà Lan. Cha đã mạnh mẽ phản đối và lên tiếng chống lại các đạo luật chống Do Thái mà Đức Quốc xã đã ban hành ở Đức trước Thế chiến thứ hai.

Cha Tito bị bắt khi Đức xâm lược Hà Lan. Họ nói rằng cha sẽ được sống một cuộc sống yên bình trong một tu viện nếu cha tuyên bố rằng các tờ báo Công giáo nên đăng bài tuyên truyền của Đức Quốc xã. Cha Tito từ chối và đã chết vì khổ sai và đói khát trong trại tập trung Dachau vào ngày 26/7/1942.

Đức Thánh Cha Gioan Phaolô II đã tuyên phong chân phước cho cha vào năm 1985; ngài nói rằng cha “đáp lại sự căm thù bằng tình yêu thương”.

Phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước nữ tu Maria Giêsu

Bên cạnh đó, trong sắc lệnh, Đức Thánh Cha cũng phê chuẩn một phép lạ nhờ lời chuyển cầu của chân phước nữ tu Maria Giêsu, có tên đời là Carolina Santocanale, Đấng sáng lập dòng các nữ tu Capuchino Đức Mẹ Vô nhiễm Nguyên tội Lộ Đức. Dòng của chân phước Maria Giêsu chăm sóc các bệnh nhân, người nghèo và người bị bỏ rơi.

Sự tử đạo của 5 linh mục Pháp

Bộ Phong Thánh cũng công bố sắc lệnh nhìn nhận sự tử đạo của 5 linh mục dòng Thánh Tâm Chúa Giêsu và Mẹ Maria, bị sát hại ngày 26/5/1871 trong cuộc nổi dậy của Công xã Paris.

Nhìn nhận các nhân đức anh hùng

Đồng thời, Bộ Phong thánh cũng công bố sắc lệnh nhìn nhận nhân đức anh hùng của 6 vị Tôi Tớ Chúa, trong đó nổi bật là Đức cha Antonio Bello, giám mục của Molfetta của Ý, qua đời năm 1993. Ngài là một chứng nhân của một Tin Mừng không chọn sự thoải mái, chú ý đến yêu cầu của những người nghèo khổ. Ngài mong muốn một Giáo hội không chờ để nhận nhưng để cứu giúp, không ngủ yên trong hoài niệm quá khứ nhưng cháy bỏng tình yêu cho thế giới hôm nay, theo gương Thiên Chúa.

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây