Các tổ chức Công giáo cam kết thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch

Thứ tư - 18/11/2020 03:35
Tuân theo hướng dẫn của Vatican về đầu tư, hôm thứ Hai 16/11, 47 tổ chức tôn giáo tuyên bố thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. Đây là tuyên bố chung có nhiều thành viên nhất từ trước tới nay của các tổ chức tôn giáo, gồm Công giáo, Tin lành và Do Thái của 21 quốc gia.
Ô nhiễm môi trường
Ô nhiễm môi trường

 

Ngọc Yến - Vatican News

Trong số các tổ chức Công giáo, có Ủy ban Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu, Caritas châu Á và Hiệp hội các Linh mục Công giáo Hoa Kỳ.

Cam kết thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch là cam kết đầu tiên được đưa ra sau công bố hướng dẫn hoạt động đầu tiên của Vatican về sinh thái học toàn diện. Các hướng dẫn này được ban hành bởi các Thánh bộ của Tòa Thánh, kêu gọi người Công giáo tránh đầu tư vào các công ty “gây thiệt hại đến hệ sinh thái xã hội hoặc con người, như phá thai hay buôn bán vũ; hoặc sinh thái môi trường, như việc sử dụng nhiên liệu hóa thạch”.   

Cam kết của người Công giáo đối với năng lượng sạch là một phần không thể thiếu trong giáo lý của học thuyết xã hội Công giáo. Năm mươi năm trước, vào tháng này, Thánh Phaolô VI khẳng định rằng “mọi thứ được kết hợp một cách có tổ chức” theo “kế hoạch yêu thương của Đấng Tạo Hóa” và cảnh báo chúng ta rằng sẽ có nguy cơ “dẫn đến một thảm họa sinh thái thực sự”. Trong thông điệp năm 2015 Laudato Si', Đức Thánh Cha Phanxicô nhắc nhở “mọi thứ đều được kết nối với nhau”, trong “một cuộc khủng hoảng phức tạp cả về xã hội và môi trường”, và chỉ ra cho thấy “chúng ta vẫn còn thiếu văn hóa cần thiết để đối diện với cuộc khủng hoảng này”.

Đến nay, khoảng 400 tổ chức tôn giáo đã thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch.

Cha Manuel Enrique Barrios Prieto, Tổng thư ký Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu (Comece) xác nhận: “Hội đồng Giám mục Liên minh châu Âu đã tham gia phong trào Công giáo thoái vốn khỏi nhiên liệu hóa thạch. Chúng tôi cũng khuyến khích các tổ chức khác tham gia với chúng tôi trong việc thực hiện các bước cụ thể để giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu. Các cam kết đối với Thỏa thuận Paris về Khí hậu là quan trọng và Thỏa thuận xanh châu Âu là một cách để thực hiện điều đó. Giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu giữ cho gia đình nhân loại khỏi những nguy hiểm của một thế giới đang quá nóng và hơn bao giờ hết, cần phải có hành động quyết định”.

Bà Inger Andersen, Giám đốc Điều hành Chương trình Môi trường Liên Hiệp Quốc cho biết: “Sức mạnh kinh tế của niềm tin, hướng vào đầu tư có trách nhiệm và nền kinh tế xanh, có thể là một động lực quan trọng của thay đổi tích cực và là nguồn cảm hứng cho những người khác, trong một phong trào tái thiết tốt hơn”. (CSR_8318_2020)

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây