Tòa Thánh kêu gọi tôn trọng tự do tôn giáo trong thời gian đại dịch

Thứ sáu - 13/11/2020 05:27
Đức ông Janusz S. Urbańczyk, Đại diện Thường trực của Tòa thánh tại tổ chức An ninh và hợp tác ở châu Âu, gọi tắt là OSCE, đã kêu gọi các thành viên của tổ chức đảm bảo tôn trọng đầy đủ quyền tự do tôn giáo, và ngài đã chỉ ra “hậu quả nghiêm trọng” của các biện pháp mà các quốc gia áp đặt để chống lại Covid-19 đối với các cộng đồng tôn giáo.
Đức ông Janusz S  Urbańczyk, Đại diện Thường trực của Tòa thánh tại tổ chức An ninh và hợp tác ở châu Âu
Đức ông Janusz S Urbańczyk, Đại diện Thường trực của Tòa thánh tại tổ chức An ninh và hợp tác ở châu Âu

Hồng Thủy - Vatican News

Phát biểu trước các tham dự viên tại Cuộc họp lần thứ 3 Chiều kích hỗ tương của con người có đề tài “Tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng: Vai trò của công nghệ kỹ thuật số và các tác nhân của xã hội dân sự trong việc thúc đẩy quyền này cho tất cả mọi người”, Đức ông Urbańczyk nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thực hiện tự do tôn giáo, điều mà theo ngài, “vừa tạo thành một yếu tố của sự hoàn thiện cá nhân vừa đóng góp vào lợi ích xã hội”.

Không đơn giản hóa tự do tôn giáo

Đại diện Tòa thánh kêu gọi các Quốc gia thành viên của OSCE từ chối cái gọi là “cách tiếp cận đơn giản hóa, hoặc hiểu biết về tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng”, “tìm cách tư nhân hóa các tôn giáo”, vì nó không chỉ không đánh giá đúng ý nghĩa thực sự của tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng, mà cả vai trò hợp pháp của tôn giáo trong lĩnh vực công cộng.

Tôn trọng tính tự chủ của các cộng đồng tôn giáo

Ngài cũng cảnh giác các Quốc gia OSCE về các cơ chế đăng ký cho các cộng đồng tôn giáo để chúng không trở thành “sự vi phạm tự do tôn giáo hoặc tín ngưỡng” và tôn trọng quyền tự trị của họ, “bảo đảm cho họ tự do lựa chọn, bổ nhiệm và thay thế các lãnh đạo của họ hoặc quyết định về nội quy, nội dung đức tin, cơ cấu hoặc tên của họ”.

Ảnh hưởng của các biện pháp chống Covid-19 trên các cộng đồng tôn giáo

Cuối cùng, Đức ông Urbańczyk kêu gọi chú ý nhiều hơn đến tác động của các biện pháp mà các quốc gia áp dụng trong cuộc khủng hoảng Covid-19 hiện nay: “Các nhà lập pháp nên luôn nhận thức được những hậu quả nghiêm trọng mà các quy định này  gây ra cho các cộng đồng tôn giáo hoặc tín ngưỡng, là những cộng đồng đóng vai trò quan trọng trong việc chống lại cuộc khủng hoảng không chỉ bởi sự hỗ trợ tích cực của họ trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, mà còn bởi sự ủng hộ về mặt tinh thần và thông điệp liên đới và hy vọng của họ.” (CSR_8270_2020)

Nguồn tin: www.vaticannews.va

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây