Thường Huấn Nữ Tu Khấn Trọn 1-5 Năm tại Hội Dòng Khiết Tâm  Đức Mẹ 2019

Chủ nhật - 29/03/2020 05:04
“Giáo Hội không phải là ai hay ở đâu, nhưng Giáo Hội chính là tôi, là chị em tôi, là Hội Dòng tôi …”, đây là một trong những điểm nhấn quan trọng trong nội dung khóa thường huấn với chủ đề “Giáo Hội học” theo chiều kích “Giáo Hội hiệp thông”. Khóa học do cha Phêrô Nguyễn Thanh Tùng, giáo sư ĐCV Thánh Giuse và các Học Viện Công giáo của Tổng Giáo phận Sài Gòn hướng dẫn.



Trong 5 ngày từ 13-18/06/2019, không kể đến khí hậu nắng nóng mùa hè của miền Trung, tại Nhà Mẹ của Hội Dòng Khiết Tâm Đức Mẹ - Bình Cang - Nha Trang, các nữ tu tất bật với việc học tập, thảo luận và chuẩn bị cho các bài thuyết trình. Nhiều kiến thức mới để hiểu và sống mầu nhiệm Giáo Hội hiệp thông lôi cuốn sự chú ý của các học viên.
 

Cha giảng viên cho biết mục đích của khóa học này nhằm giúp chị em hiểu biết, đi sâu vào Giáo Hội. Từ đó thêm lòng yêu mến, cảm thông và sống Mầu nhiệm Giáo Hội. Bởi vì Giáo Hội vừa có chiều kích mầu nhiệm, đức tin, ân sủng lại vừa có chiều kích nhân loại, chiều kích con người. Giáo Hội không phải là ai hay ở đâu, nhưng Giáo Hội chính là tôi, là chị em tôi, là Hội Dòng tôi… Giáo Hội vừa thánh thiện lại vừa ôm ấp, mang trong mình các tội nhân. Học biết và hiểu về Giáo Hội, từ đó các học viên rút được bài học cho cuộc sống của mình: mỗi người không thất vọng về bản thân mình, về chị em – những người cùng sống đời thánh hiến, về cộng đoàn mình đang sống.
 

Với cách trình bày chặt chẽ, logic: khởi đi từ nguồn gốc Kinh Thánh, phân tích từ ngữ, mở rộng đề tài, cha Phêrô giúp các chị em hiểu và nắm bắt nội dung các bài học đầy đủ.
 

Nội dung thường huấn được tóm tắt gồm:
  1. Giáo Hội là cộng đoàn những người tin vào Thiên Chúa và Đức Giêsu Kitô, được Thiên Chúa triệu tập. Chính vì thế niềm tin này khác với niềm tin Do Thái giáo vì không chỉ tin vào Thiên Chúa mà còn tin vào Đức Giêsu Kitô.
     
  2. Giáo Hội và Nước Thiên Chúa là hai thực tại riêng biệt nhưng có liên hệ mật thiết nội tại với nhau. Chúng ta không được đồng hóa cũng không được tách biệt. Chúng ta có Nước Thiên Chúa khi chúng ta sống trong Giáo Hội, đón nhận và sống gắn bó mật thiết với Đức Ki tô. Giáo Hội chưa hoàn tất nhưng còn phải lữ hành.
     
  3. Giáo Hội làm nên Thánh Thể và Thánh Thể làm nên Giáo hội: Chính khi thực hiện lệnh truyền của Chúa Gieessu tỏng bữa tiệc ly, nhờ chức tư tế thừa tác và tư tế cộng đồng mà Giáo hội làm nên Thánh thể; Khi chúng ta rước Thánh Thể, chúng ta được tăng trưởng, được phát triển; Với chức tư tế cộng đồng, chúng ta còn cử hành Thánh Thể ngoài cuộc sống – là thánh lễ kéo dài bằng chính đời sống phục vụ, yêu thương.
     
  4. Giáo Hội là Bí tích của Chúa Kitô, mà Chúa Kitô là niềm hy vọng của chúng ta (1Tm 1,1) nên Giáo Hội là Bí tích của niềm hy vọng.  Lý tính giằng co giữa cái “rồi” và “chưa” của niềm hy vọng Kitô giáo: đã có nhưng chưa đạt đến trọn vện là Nước Thiên Chúa: niềm hy vọng cánh chung.
     
  5. Giáo Hội là thân thể của Đức Kitô: Do đó Giáo Hội phải lien kết với Đức Kitô là đầu và Đức Kitô kết hợp với Giáo Hội. Các Kitô hữu phải hiệp nhất với nhau để làm nên than mình của Giáo Hội.
     
  6. Giáo Hội là dân Thiên Chúa: Giáo Hội là một cộng đoàn, bao gồm tất cả các Kitô hữu. Giáo Hội là những con người và Giáo Hội có định chế.
     
  7. Giáo Hội với 2 cơ cấu: cơ cấu phẩm trật và cơ cấu đoàn sủng.
     
  8. Địa vị, vai trò và sứ mệnh của người giáo dân: Giáo dân có chỗ đứng quan trọng trong Giáo Hôi đến nỗi có thể nói rằng”không có giáo hội nếu không có giáo dân”. Giáo dân trong thời hiện đại không chỉ là người được coi sóc hay được ban phát các bí tích, không phải là người chỉ ngồi để nghe hay quỳ để xưng tội. Sự sống của Giáo hội gắn liền với sự sống của giáo dân, giáo dân là giáo hội. Ơn gọi của người giáo dân là tìm kiếm Nước Thiên Chúa bắng cách làm các việc trần thế và sắp xếp chúng theo ý Thiên Chúa (LG31).
     
  9. Người tu sĩ trong đời sống Giáo Hội: Đời sống tu sĩ biểu lộ mầu nhiệm Giáo Hội và tất cả sứ mạng của Hội Dòng – của mỗi người tu sĩ là một hành vi mang đậm nét Giáo Hội. Người tu sĩ thi hành sứ vụ tông đồ theo Hiến Pháp của Hội dòng cũng chính là thi hành sứ mạng của Giáo hội.
Đăng Vân - Xuân Duyên

Tác giả bài viết: Đăng Vân - Xuân Duyên

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây