Cuộc sống gia đình: Hạnh phúc và đau thương

Thứ tư - 26/05/2021 20:55
Tôi muốn cống hiến cho con cái tôi một nơi trú ẩn, một mái ấm chúng vẫn còn có thể tìm về để kín múc niềm an bình. Tôi mở rộng cửa đón tiếp con cái cháu chắt và lắng nghe tâm sự của chúng. Nơi căn nhà này phải được lan tỏa tình yêu và sự sống. Hối tiếc và cắn-rứt dày vò không có chỗ đứng nơi mái ấm chúng tôi.
Cuộc sống gia đình: Hạnh phúc và đau thương
Cuộc sống gia đình: Hạnh phúc và đau thương

Ông bà Gilles và Martine là tín hữu Công Giáo thuộc giáo phận Troyes ở miền Bắc nước Pháp. Lập gia đình từ hơn 20 năm qua, ông bà có ba con trai: 21, 18 và 17 tuổi. Xin nhường lời cho ông bà nói về kinh nghiệm cuộc sống lứa đôi và tâm tình của bậc làm cha làm mẹ.
Trải qua những năm tháng tuyệt vời đầu tiên chứng kiến cảnh con cái chào đời tươi nở như hoa, chúng tôi bắt tay vào việc giáo dục con cái, làm cho chúng lớn lên thể theo các giá trị nền tảng mà chúng tôi hấp thụ từ hai phía gia đình nội ngoại. Chẳng hạn từ nền văn hóa gia đình bên nội của Gilles với sự tự lập và phục vụ tha nhân đến tầm quan trọng gia đình bên ngoại của Martine với việc lắng nghe, tiếp đón người khác và tinh thần hài hước. Vừa khác biệt vừa bổ túc cho nhau nhưng không phải lúc nào cũng có thể hiểu nhau cách dễ dàng! Đôi khi vợ chồng cũng không tìm ra điểm tương đồng để có thể thông đạt tư tưởng và trao đổi với nhau! Dầu vậy, cuộc sống phải tiếp tục, do đó chúng tôi chọn giải pháp viết thư cho nhau.

Với con cái cũng thế. Những cuộc bàn thảo vô cùng quan trọng và có tính cách xây dựng. Chúng tôi cùng nhau quy định giờ giấc tụ họp toàn gia đình vào ban tối và trao đổi về các định hướng tương lai, các dấn thân, về cuộc hành trình Đức Tin, các mối quan hệ thân hữu cũng như về tình yêu trai gái ..

Các trao đổi giúp chúng tôi thi hành bổn phận làm cha mẹ. Con cái lớn lên và trưởng thành nhờ chúng tôi, và chúng tôi cũng được chín chắn hơn nhờ con cái .. Ngoài ra việc trao đổi kinh nghiệm với các bậc làm cha làm mẹ khác trong vòng thân hữu đúng thật là những kho tàng quý giá. Bạn bè tương đối hóa các âu lo của chúng tôi và tỏ lộ cho chúng tôi thấy các nét đặc thù độc đáo của con cái chúng tôi mà đôi khi chính chúng tôi không khám phá ra. Con cái cũng giống như cha mẹ chúng tôi, là một nguồn lợi vô giá. Trong vòng 4 năm nữa các con chúng tôi sẽ tung cánh xa lìa tổ ấm ra đi theo đuổi việc học. Đây sẽ là thời gian khó khăn đối với Má Martine khi phải thả lỏng vòng tay từ mẫu ôm ấp con cái trong bao năm qua, trong khi Ba Gilles thì coi đây là chuyện đương nhiên phải đến và hoàn toàn tin tưởng nơi các con.

Các suy tư trên đây giúp chúng tôi cẩn trọng hầu không để mình chỉ thu hẹp trong vòng vây cho con cái nhưng rộng mở cuộc sống cho các sinh hoạt xã hội, văn hóa và thiêng liêng. Có nhiều cuộc hôn nhân đỗ vỡ, gia đình bị phân tán chung quanh chúng tôi khiến chúng tôi phải đặt vấn nạn. Chúng tôi cố gắng luôn luôn tự nhắc nhở rằng mình đang ”sống cảnh lứa đôi”, do đó chúng tôi phải mãi mãi vun trồng sự trìu mến, lòng âu yếm và dành thời giờ chăm sóc lẫn nhau. Thời gian càng trôi qua chúng tôi càng cảm nghiệm rằng gia đình mãi mãi là nơi chốn ưu tiên cho cuộc sống lứa đôi và là mái ấm l{ tưởng cho con cái tìm về sum họp, tận hưởng bầu khí thanh thản, tự do và hạnh phúc. Các con chúng tôi sung sướng ra khơi vẫy vùng và tự bơi chèo bằng phương tiện riêng nhưng cũng sung sướng cập bến vào bờ để trở về nhà nghỉ ngơi. Trở về mái ấm bởi vì kho tàng là cuộc sống gia đình được cất giấu ngay bên cạnh: kho tàng ở nơi chính mỗi người chúng tôi. ...

THANH GIAChứng từ thứ hai mang nét đau thương của một gia đình đỗ vỡ tan thành nhiều mảnh vụn. Đó là hoàn cảnh của bà Laurence, lập gia đình và có 4 đứa con tuyệt vời. Nhưng rồi chiếc máy bị kẹt, vợ chồng rơi vào các cuộc tranh chấp không có lối thoát, không còn cảm thông và đi đến chỗ phân ly chia lìa. Đường ai nấy đi. Mỗi người lao vào bóng tối, đi vào con đường xa lạ và con cái ngỡ ngàng chứng kiến một thời kz vàng son chấm dứt, một giấc mơ gia đình l{ tưởng bỗng tan thành mây khói! Xin nhường lời cho bà Laurence kể lại chặng đường đang đi, đối diện với khó khăn và quyết tâm tiến tới trong niềm tin tưởng phó thác nơi lòng Từ Bi của THIÊN CHÚA.

Chúng tôi tìm cách xây dựng lại, mỗi người nơi khung trời riêng của mình, nhưng chắc chắn không còn giống như trước nữa! Giờ đây có đến hai mái ấm. Đối với các con thì thật là khó, mặc dầu bây giờ chúng đã trưởng thành. Làm sao có thể tưởng tượng ra và quả quyết được đây là cuộc sống gia đình khi mà các phần tử gia đình không còn sống trong cùng một căn nhà, cùng quy tụ chung quanh một bàn ăn, cùng leo nhanh các bậc thang để đi vào phòng riêng và sống vui tươi thoải mái???

Trưởng nữ của chúng tôi đã lập gia đình có con cái và sống an vui bên cạnh hiền phu. Đứa con gái thứ hai đã có việc làm và yêu mến nghề nghiệp. Đứa con gái thứ ba còn là sinh viên nên đương nhiên sống với tôi. Chỉ có đứa con trai Út bị tổn thương nặng nề nhất do cuộc đỗ vỡ của gia đình gây ra. Út âm thầm chất chứa mọi tâm tư trong nơi kín ẩn và quyết định ra đi chọn một khung trời khác. Quyết định ra đi của Út để lại nơi chúng tôi một niềm đau vô bờ khôn tả!

Giờ đây, nhiệm vụ của tôi - trong tư cách người mẹ - là nơi nương tựa cho con cái, giúp chúng vẫn giữ vững niềm tin tưởng nơi cuộc đời, nơi tình yêu, nơi gia đình, mặc cho bao sóng gió có thể xảy ra. Riêng tôi, tôi tìm lại niềm an bình thanh thản, rộng mở với tha nhân và giao hòa với THIÊN CHÚA. Tôi đã dại dột lìa xa THIÊN CHÚA trong thời gian qua nhưng Ngài đã không bao giờ bỏ rơi tôi, ngay cả trong những lúc xem ra đau thương nhất.

Tôi muốn cống hiến cho con cái tôi một nơi trú ẩn, một mái ấm chúng vẫn còn có thể tìm về để kín múc niềm an bình. Tôi mở rộng cửa đón tiếp con cái cháu chắt và lắng nghe tâm sự của chúng. Nơi căn nhà này phải được lan tỏa tình yêu và sự sống. Hối tiếc và cắn-rứt dày vò không có chỗ đứng nơi mái ấm chúng tôi. Con cái tượng trưng cho Tương Lai và là hình ảnh lòng nhân từ bao la của THIÊN CHÚA. Ngài yêu thương và tha thứ. Cha Mẹ có bổn phận không được làm cho con cái phải thất vọng nhưng luôn luôn khuyến khích con cái can đảm tiến bước trong cuộc đời, bất chấp mọi khó khăn. ...

“Phù vân, quả là phù vân. Phù vân, quả là phù vân. Tất cả chỉ là phù vân. Lợi lộc gì đâu khi con người phải chịu đựng bao gian lao vất vả dưới ánh nắng mặt trời? Thế hệ này đi, thế hệ kia đến, nhưng trái đất mãi mãi trường tồn. Mặt trời mọc rồi lặn; mặt trời vội vã ngả xuống nơi nó đã mọc lên. Gió thổi xuống phía nam, rồi xoay về phía bắc: gió xoay lui xoay tới rồi gió đi; gió trở qua trở lại vòng vòng. Mọi khúc sông đều xuôi ra biển, nhưng biển cũng chẳng đầy. Sông chảy tới đâu thì từ đó sông lại tiếp tục. Chuyện gì cũng nhàm chán, chẳng thể nói gì hơn. Mắt có nhìn bao nhiêu cũng chẳng thấy gì lạ, tai có nghe đến mấy cũng chẳng thấy gì mới. Điều đã có, rồi ra sẽ có, chuyện đã làm, rồi lại sẽ làm ra: dưới ánh mặt trời, nào có chi mới lạ?” (Sách Giảng Viên 1,2-9).

(”L'ÉGLISE dans l'Aube”, La Revue catholique du diocèse de Troyes, No 718, Juillet-Aout 2011, trang 11- 18)

Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

 

Tác giả bài viết: Sr. Jean Berchmans Minh Nguyệt

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Những tin mới hơn

Những tin cũ hơn

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây