Nhận xét về việc ghép tim lợn cho người trong lần thử đầu tiên (Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD)

Thứ năm - 29/09/2022 08:51
Cách đây gần 5 tháng, một nhóm Bác sĩ phẫu thuật tại Trung tâm y khoa thuộc Đại Học Maryland, lần đầu tiên trong lịch sử của y học đã thành công lấy tim của lợn, mà gen của nó đã được các chuyên gia biến đổi (nhằm giảm thiểu sự đào thải từ hệ thống miễn nhiễm của bệnh nhân), để ghép cho bệnh nhân là anh David Bennett, là cư dân tại Thành phố Baltimore thuộc Tiểu bang Maryland, Hoa Kỳ, vào thứ sáu, ngày 7 tháng 1 năm 2022.
Bệnh nhân được cấy ghép tim lợn phục hồi tốt
Bệnh nhân được cấy ghép tim lợn phục hồi tốt
 
Thông tin này đã loan truyền thật nhanh chóng trên các mạng truyền thông của xã hội và hầu như ai nấy khi đọc hoặc nghe đều vui mừng và phấn khởi, vì nếu như các bác sĩ phẫu thuật thành công thì ít nhất họ có thể cứu sống hàng chục nghìn người hiện đang chết mỗi năm do thiếu cơ quan hiến tặng thích hợp để thay thế. Theo Cơ quan Quản lý Tài nguyên và Dịch vụ Y tế Hoa Kỳ, hơn 106.000 người hiện đang nằm trong danh sách chờ đợi tiếp nhận cơ quan nội tạng từ người hiến tặng, và 17 người chết mỗi ngày trong khi chờ nhận nội tạng từ người hiến để thực hiện việc cấy ghép.
 

Các bước mà các bác sĩ giải phẫu tại trung tâm y tế thuộc Đại học Maryland (Hoa Kỳ) đã sử dụng để thực hiện ca phẫu thuật ghép tim lợn cho bệnh nhân David Bennett vào ngày 7 tháng 1 năm 2022:
 
Bước 1: Các bác sĩ phẫu thuật ở Maryland đã sử dụng một quả tim từ một con lợn đã trải qua quá trình chỉnh sửa gen để loại bỏ một loại đường trong tế bào của nó có khả năng phản ứng với sự đào thải nội tạng siêu nhanh.
 
Bước 2: Bệnh nhân, David Bennett, một người thợ thủ công ở Maryland, 57 tuổi, người không đủ điều kiện để cấy ghép tim người.
 
Sau đó, tim của lợn được các bác sĩ giải phẫu lấy và ghép cho anh David Bennett.
 
Bước 3: Vài tuần tới sẽ rất quan trọng vì Bennett sẽ được hồi phục sau cuộc phẫu thuật và các bác sĩ cần theo dõi cẩn thận tình trạng tim của anh ấy như thế nào.
 
Chúng ta nhìn qua một cách ngắn gọn về lịch sử của việc sử dụng các cơ quan nội tạng của động vật để cấy ghép cho con người.
 
Trước tiên, loài lợn là trọng tâm nghiên cứu gần đây nhất để giải quyết tình trạng thiếu nội tạng, nhưng một trong những rào cản mà các chuyên gia cần phải giải quyết và vượt thắng, đó chính là một loại đường trong tế bào lợn, nó xa lạ với cơ thể con người, nên rất dễ gây ra sự đào thải nội tạng ngay lập tức sau khi được cấy ghép. 
 
Việc các bác sĩ phẫu thuật sử dụng quả thận của lợn cho thí nghiệm này đến từ một loài động vật, là loại heo gia cầm đã được chỉnh sửa gen, được thiết kế để loại bỏ lượng đường đó và tránh sự tấn công của hệ thống miễn dịch.
 
Các bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện New York đã gắn quả thận của con lợn vào một cặp mạch máu lớn bên ngoài cơ thể của một người bệnh nhân mà bộ não đã chết để họ có thể quan sát nó trong hai ngày. Thận đã làm những gì nó phải làm - lọc chất thải và sản xuất nước tiểu - và không gây ra sự đào thải.
 
Tiến sĩ Robert Montgomery, người dẫn đầu nhóm phẫu thuật tại Bệnh viện New York, cho biết: “Nó có chức năng hoàn toàn bình thường. Nó không có sự từ chối ngay lập tức, vốn là điều mà chúng tôi vô cùng lo lắng.”
 
Trong lịch sử đã có nhiều thử nghiệm trong việc sử dụng máu động vật để truyền cho người bệnh, rất tiếc các thử nghiệm này đã không dẫn đến một kết quả mỹ mãn như mong ước của các bác sĩ.
 
Vào những năm 1980, một đứa trẻ sinh ra với một bệnh tim hiểm nghèo, đã được ghép tim khỉ đầu chó và không may đã qua đời trong vòng 20 ngày, sau khi thực hiện cuộc giải phẫu, do hệ thống miễn dịch từ chối trái tim ngoại lai.
 
Tuy nhiên, trong nhiều năm trở lại đây, van tim của lợn đã được sử dụng thành công để thay thế van tim ở người. Ngay cả da của lợn cũng đã được các bác sĩ sử dụng để ghép cho những người bị bỏng (hay bị phỏng nặng), thậm chí các bác sĩ phẫu thuật Trung Quốc đã sử dụng giác mạc lợn để phục hồi thị lực.
 
Nếu như các bác sĩ phẫu thuật tại Hoa Kỳ thành công trong lần này, thì việc sử dụng các cơ quan nội tạng của động vật sẽ mở ra một bước đột phá trong phẫu thuật cấy ghép và hy vọng có thể sớm đưa ra các lựa chọn cứu sống cho hàng nghìn bệnh nhân đang mòn mỏi chờ đợi được nhận nội tạng hiến tặng, đồng thời nó cũng dấy lên và đặt ra các câu hỏi mới về mặt luân lý cho các nhà đạo đức sinh học Công giáo.[6]
Trong lần này, bệnh nhân David Bennett, biết rằng không có gì đảm bảo cuộc phẫu thuật sẽ thành công, nhưng anh ta đã cận kề cái chết, và đồng thời tiền sử bệnh của anh ta khiến anh ta không đủ điều kiện để cấy ghép tim người.[7] Thế nên, Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ (FDA) đã ban hành giấy phép chấp thuận cho các Bác sĩ tại Bệnh viện Maryland được thực hiện ca ghép tim này trong trường hợp khẩn cấp dựa vào tiêu chuẩn “nhân đạo”.
 
Đứng trước ca phẫu thuật lịch sử này, chúng ta cùng nhìn lại một vài nhận xét của một vài chuyên gia trong các lĩnh vực liên quan:
 
- Andrea Vicini, S.J., một bác sĩ và đồng thời cũng là nhà thần học của Dòng Tên tại Đại học Boston cho biết: “Đối với tôi, có vẻ như đội ngũ y tế đã rất cẩn thận trong việc giải quyết các mối quan tâm liên quan đến tính luân lý, xét từ quan điểm đạo đức y tế.” 
 
- Cô Therese Lysaught, một nhà đạo đức sinh học tại Đại học Loyola Chicago (Hoa Kỳ) và là thành viên của Học viện Giáo hoàng về Sự sống, nhận xét rằng: Đức Giáo hoàng Piô XII, khi đó đang nói chuyện với một nhóm các bác sĩ Ý chuyên về cấy ghép giác mạc, coi việc cấy ghép nội tạng của động vật cho con người là “hoàn toàn hợp pháp về mặt đạo đức” miễn là ba tiêu chí được thỏa mãn: một là can thiệp y tế có khả năng thành công, hai là nó sẽ không gây ra bất kỳ sự thiếu hụt hay rủi ro nào cho bệnh nhân— “hai tiêu chí rất chuẩn về y đức” — và ba là “nó sẽ không ảnh hưởng đến danh tính của người nhận.”
 
- Linh mục Anthony Egan, SJ, một nhà đạo đức học tại Học viện Dòng Tên ở Nam Phi và tại Đại học Witwatersrand, ở Johannesburg, khi đánh giá bước đột phá mới nhất này đã cho biết: “Chúng ta phải hết sức thận trọng và không để cho những nỗi lo âu quá thái về một viễn tưởng không tốt đẹp có thể xảy ra... như một loại rùng rợn… giống như một cái gì đó trong một câu chuyện kinh dị khoa học viễn tưởng”.
 
Mặc dù, cuộc phẫu thuật và ghép tim cho anh David Bennett đã thành công, trái tim (lợn) được cấy ghép đã hoạt động rất tốt trong vài tuần mà không có bất kỳ dấu hiệu đào thải nào, nhưng rất tiếc chỉ sau gần 2 tháng, anh David Bennett đã qua đời vào thứ 3, ngày 8 tháng 3 năm 2022.[10]
 
Thông tin này đã làm cho một số người cảm thấy hơi thất vọng, vì quả thực các bác sĩ phẫu thuật vẫn chưa hoàn toàn thành công mỹ mãn trong việc sử dụng nội tạng của động vật để cấy ghép cho con người. Tuy nhiên, chúng ta vẫn nuôi hy vọng là trong một thời gian nữa, những khó khăn mà hiện nay chúng ta đang gặp phải sẽ được khuất phục và sẽ dẫn đến sự thành công.

Tác giả bài viết: Lm. Phêrô Trần Mạnh Hùng, STD

Nguồn tin: giaophanphucuong.org

Tổng số điểm của bài viết là: 0 trong 0 đánh giá

Click để đánh giá bài viết

  Ý kiến bạn đọc

Bạn đã không sử dụng Site, Bấm vào đây để duy trì trạng thái đăng nhập. Thời gian chờ: 60 giây